Thiết kế đường

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA XE TRÊN ĐƯỜNG

Các lực tác dụng khi xe chạy  Lực cản lăn sinh ra do ma sát giữa bánh xe với mặt đường, sinh ra do biến dạng của lốp xe và biến dạng của mặt đường, do xe bị xung kích và chấn động khi chạy trên mặt đường không bằng phẳng, ma sát tại các ổ trục khi xe chạy Pf = f.G (kG) Trong đó: f – Hệ số cản lăn G – Trọng lượng của xe (kG)

Các lực tác dụng khi xe chạy Thường lấy f=0,02 khi tính toán thiết kế đường các yếu tố hình học đường

Lực cản không khí gây ra do phản lực của khối không khí phía trước, do ma sát của thành xe với khối không khí hai bên và do khoang chân không phía sau xe hút lại Pw = k.F.v2 (kG) Trong đó: k- Hệ số sức cản không khí F – Diện tích cản trở v – vận tốc xe chạy tính toán (m/s)

Lực cản lên dốc do trọng lượng bản thân xe gây ra khi chạy trên mặt phẳng nằm nghiêng Pi = ±G.sin = ±G.i Trong đó: i – độ dốc dọc của đường

Lực cản do quán tính phát sinh khi xe tăng tốc hoặc giảm tốc, bao gồm lực cản quán tính khi xe chuyển động tịnh tiến và lực cản quán tính do các bộ phận quay của ô tô dt

 Điều kiện chuyển động bình thường của xe về lực bám là: Pk ≤ T  Lực bám lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường: Tmax = φ.Gk (kG) Gk – thành phần trọng lực tác dụng lên trục chủ động, xe con: Gk = (0,50,55)G xe tải: Gk = (0,650,7)G φ – Hệ số bám của bánh xe với mặt đường

 Ý nghĩa của hệ số bám φ: – Hệ số bám φ phụ thuộc vào độ mài mòn của lốp xe, tình trạng mặt đường và độ nhám của lớp mặt – Khuyến khích sử dụng loại mặt đường có độ bằng phẳng cao, vật liệu cứng, đồng đều, ít mòn để tăng độ bám của mặt đường – Tình trạng mặt đường phải tốt, nếu mặt đường bẩn và ẩm ướt thì lực bám giảm đi rất nhiều, bánh xe dễ bị trơn trượt, làm mất an toàn khi chạy xe

Siêu cao và độ dốc siêu cao  Siêu cao là cấu tạo đặc biệt trong các đường cong có bán kính nhỏ, phần đường phía lưng đường cong được nâng cao để mặt đường có độ dốc ngang một mái nghiêng về phía bụng đường cong đảm bảo xe chạy an toàn, êm thuận  Mục đích của việc bố trí siêu cao: – Nhằm làm giảm hệ số lực ngang  – Tăng tốc độ xe chạy khi vào đường cong nằm – Tăng mức độ an toàn xe chạy trong đường cong nằm

Đoạn nối siêu cao và các phương pháp nâng siêu cao  Đoạn nối siêu cao được thực hiện với mục đích chuyển hóa một cách điều hòa từ mặt cắt ngang thông thường hai mái sang mặt cắt ngang đặc biệt có siêu cao.  Sự chuyển hóa sẽ tạo ra một độ dốc phụ i f – I f =1% khi Vtt ≤ 40 km/h – I f =0,5% khi Vtt ≥ 60 km/h

Đoạn nối siêu cao và các phương pháp nâng siêu cao  Trước khi vào đoạn nối siêu cao cần có một đoạn dài 10m để nâng lề có độ dốc ngang bằng độ dốc ngang mặt đường, riêng phần lề đất không gia cố phía lưng đường cong vẫn dốc ra phía lưng đường cong  Đoạn nối siêu cao, đoạn nối mở rộng đều được bố trí trùng với đường cong chuyển tiếp. Khi không có đường cong chuyển tiếp, các đoạn này bố trí một nửa trên đường cong và một nửa trên đường thẳng

 

>> Phần mềm quản lý dự án
>> Phần mềm thiết kế đường
>> SmartCPM.Net – Giải pháp QLDA cho chủ đầu tư
>> SmartCPM – Phần mềm quản lý dự án
>> SmartBuild Finance – Phần mềm quản lý dòng tiền dự án

>> Tạo email tên miền riêng cho các công ty khởi nghiệp
>> Hướng dẫn thiết kế website miễn phí bằng WordPress
>> Top 10 công ty thiết kế web chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2015
>> Top 5 công ty thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội
>> CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE THEO MẪU GIÁ RẺ MEGAWEB: http://megaweb.com.vn TRIỂN KHAI NHANH TỪ 1-3 NGÀY, BÀN GIAO CODE GỐC, TỐI ƯU CHUẨN SEO
>> Xem ngày xây mộ và chọn ngày đẹp tu sửa mộ phần

Bình Luận