Thiết kế các tuyến đường thi công giao nhau

Thiết kế các tuyến đường thi công giao nhau hoặc khi đường thi công cắt ngang các tuyến đường giao thông khác (không phải là đường sắt), trong phạm vi giao nhau cần bảo đảm yêu cầu sau:

  1. a) Tầm nhìn và khoảng quang không nhỏ hơn các quy định trong bảng 9 và sơ đồ ở hình 2;
  2. b) Góc giao nhau không nhỏ hơn 450;
  3. c) Độ dốc trong phạm vi giao nhau (nằm trong khoảng quang ADBC ở hình 2) không lớn hơn 6 %.

Bảng 9 – Tầm nhìn cho phép nhỏ nhất của các tuyến đường giao nhau

Cấp đường I II III IV
Tầm nhìn, m 50 40 30 20

CHÚ DẪN:

OA và OB Tầm nhìn quy định theo cấp của tuyến đường AB: OA = OB;

OC và OD Tầm nhìn quy định theo cấp của tuyến đường CD: OC = OD.

Hình 2 – Sơ đồ khoảng quang cần thiết để bảo đảm tầm nhìn

khi hai tuyến đường thi công giao nhau

6.2       Các tuyến đường phải giao nhau trên tuyến thẳng. Nếu bắt buộc phải giao nhau trên tuyến cong, ngoài các quy định tại 6.1, bán kính cong tối thiểu thực hiện theo quy định ở bảng 10.

Bảng 10 – Bán kính cong tối thiểu của các đường thi công giao nhau trên tuyến cong

Cấp đường I II III IV
Bán kính cong tối thiểu, m 500 300 100 50

>> Phần mềm quản lý dự án
>> Phần mềm thiết kế đường
>> SmartCPM.Net – Giải pháp QLDA cho chủ đầu tư
>> SmartBuild Finance – Phần mềm quản lý dòng tiền dự án

6.3       Bán kính cong của mép đường chỗ giao nhau đồng mức tại các ngã ba và ngã tư thực hiện theo quy định trong bảng 11 và sơ đồ ở hình 3.

Bảng 11 – Bán kính cong tối tiểu của mép đường chỗ giao nhau đồng mức

Cấp đường Tốc độ hạn chếkm/h Bán kính cong tối thiểum
Ngã tư Ngã ba
I 30 30 20
II 20 20 15
III 15 15 10
IV 10 10 10

 

a) Sơ đồ hai đường thi công giao nhau tại ngã tư b) Sơ đồ hai đường thi công giao nhau tại ngã ba

Hình 3 – Sơ đồ xác định bán kính cong của mép đường chỗ giao nhau đồng mức

6.4       Thiết kế các tuyến đường thi công giao nhau với đường giao thông (đường sắt, đường bộ) đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. a) Trong phạm vi giao nhau phải thiết kế một đoạn đường thẳng và bằng ở cả hai bên của đường giao thông với chều dài mỗi bên không ngắn hơn 15 m;
  2. b) Góc giao nhau không nhỏ hơn 600;
  3. c) Tầm nhìn thiết kế theo hình 4, khoảng quang cần thiết để bảo đảm tầm nhìn khi đường thi công giao nhau với đường giao thông không nhỏ hơn các quy định sau:

1) Đối với đường giao thông AOB: tầm nhìn quy định theo cấp đường của tuyến đường AOB;

2) Đối với đường thi công COD:

– Đường cấp I và cấp II:   OC = OD = 200 m ;

– Đường cấp III và cấp IV: OC = OD = 150 m.

CHÚ DẪN:

AOB     Đoạn giao cắt của tuyến đường giao thông;

COD    Đoạn giao cắt của tuyến đường thi công;

OC và OD Tầm nhìn quy định theo cấp của tuyến đường: OC = OD.

Hình 4 – Sơ đồ khoảng quang cần thiết để bảo đảm tầm nhìn

khi tuyến đường thi công giao cắt với đường sắt

6.5       Thiết kế đường thi công giao nhau hoặc song song với đường dây tải điện, đường dây thông tin phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn lưới điện, an toàn thông tin liên lạc và các yêu cầu sau:

  1. a) Nếu giao nhau với đường dây hạ thế, đường dây thông tin thì mặt đường phải thấp hơn điểm võng thấp nhất của đường dây không thấp hơn 5 m;
  2. b) Nếu song song với đường dây hạ thế hoặc đường dây thông tin thì khoảng cách tối thiểu từ chân cột dây điện hoặc dây thông tin tới mép nền đường phải lớn hơn chiều cao cột. Nếu đoạn đường đi qua khu vực có địa hình phức tạp và chật hẹp thì khoảng cách đó không được nhỏ hơn 1,5 m;
  3. c) Nếu đường thi công công cắt ngang qua hoặc chạy song song với đường dây điện cao thế, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo an toàn cho thi công thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về an toàn lưới điện cao áp, có thể tham khảo một số quy định trong bảng 12.

6.6       Thiết kế đường thi công giao nhau với đê điều, đường ống dẫn nước, ống dẫn dầu và các loại đường ống khác theo quy định hiện hành đối với công việc xây dựng và quản lý các công trình đó.

Bảng 12 – Khoảng cách tối thiểu đảm bảo an toàn thi công khi tuyến đường thi công chạy song song hoặc giao cắt với tuyến đường dây điện cao thế

Tính chất giao nhau Điện áp đường dây tải điện
Đến 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV
1. Khoảng cách từ mặt đường đến điểm thấp nhất của đường dây, m 14 15 18 20
2. Khoảng cách tối thiểu từ điểm thấp nhất của đường dây đến điểm cao nhất của thiết bị, máy móc lưu thông trên đường thi công, m 4,0 6,0 6,0 8,0

 

7          Nền đường

7.1       Nền đường phải đảm bảo luôn ổn định trong thời gian thi công. Nếu tuyến đường đi qua khu vực có địa chất phức tạp hoặc nền đất yếu phải có biện pháp thiết kế xử lý phù hợp. Phải sử dụng tối đa vật liệu tại chỗ nhưng không được sử dụng đất nông nghiệp để để làm nền đường.

7.2       Hệ số đầm chặt K của nền đường đắp là tỷ số giữa dung trọng khô của vật liệu đắp đường đạt được sau khi đầm chặt ngoài hiện trường so với dung trọng khô lớn nhất đạt được trong phòng thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn của chính loại vật liệu đắp đó. Hệ số K lấy như sau:

– Với đường cấp I và cấp II : K = 0,95;

– Với đường cấp III và cấp IV : K = 0,90.

7.3       Cao độ thiết kế nền đường là cao độ vai đường trên đoạn đường thẳng hay vai đường về phía lõm của đường cong. Thiết kế nền đường phải tính toán với tần suất mực nước lớn nhất của nước mặt, nước ngầm không lớn hơn 10 %. Cao độ thiết kế nền đường phải cao hơn mực nước ngầm, mực nước đình trệ thường xuyên một giá trị không nhỏ hơn các trị số quy định ở bảng 13.

Bảng 13 – Độ cao tối thiểu của nền trên mực nước ngầm, mực nước mặt

Đơn vị tính bằng mét

Loại đất nền Độ cao tối thiểu của nền trên mực nước thiết kế  
1. Đất cát to và vừa 0,3
2. Đất cát nhỏ, phù sa cát 0,5
3. Đất cát bột, á sét Từ 1,1 đến 1,8
4. Đất cát phù sa sét nặng Từ 1,0 đến 1,2
CHÚ THÍCH: Số nhỏ dùng cho vùng khô ráo. Số lớn dùng cho vùng ẩm ướt

7.4    Độ dốc mái đào ký hiệu là m, là thương số giữa chiều dài hình chiếu bằng với chiều cao (chiều dài hình chiếu đứng) của mặt cắt ngang mái đào. Độ dốc thiết kế của mái đào theo quy định sau:

  1. a) Mái đào có chiều cao dưới 10 m, độ dốc của mái không nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 14;
  2. b) Mái đào có chiều cao từ 10 m trở lên phải tính toán ổn định mái. Nếu đào qua nhiều lớp đất đá khác nhau, phải thiết kế các độ dốc mái khác nhau phù hợp với điều kiện ổn định của lớp đất đá đó;
  3. c) Nếu chiều dày lớp đất, đá đào nhỏ hơn 1,0 m thì được phép thiết kế độ dốc mái trùng với độ dốc mái của lớp đất khác liền kề với nó.

Bảng 14 – Dộ dốc m tối thiểu của các mái đào làm đường thi công có chiều cao dưới 10 m

Loại đất nền Độ dốc m của mái đào
1. Đất cát, á cát, á sét Từ 1,00 đến 1,50
2. Đất á cát, á sét, sét kết cấu chặt Từ 0,75 đến 1,00
3. Đất á sét, á cát có lẫn từ 25 % đến 30 % sỏi sạn kết cấu chặt vừa Từ 0,50 đến 0,75
4. Đất á sét, á cát có lẫn từ 20 % đến 45 % sỏi sạn kết cấu chặt Từ 0,30 đến 0,50
5. Đất lẫn đá có đường kính lớn hơn 20 cm, đá nứt nẻ nhiều Từ 0,50 đến 0,75
6. Đá phong hóa nứt nẻ Từ 0,20 đến 0,50
7. Đá cứng vừa 0,20
8. Đá cứng hoặc rất cứng 0,00

 

7.5       Chiều cao tối thiểu của nền đắp lấy theo quy định ở bảng 15 :

Bảng 15

Loại đất đắp Chiều cao tối thiểu nền đắpm
1. Đất cát to và vừa Từ 0,3 đến 0,5
2. Đất cát nhỏ, đất cát pha cát bột Từ 0,4 đến 0,6
3. Phù sa pha cát bột Từ 0,5 đến 0,35
4. Cát bột, phù sa pha sét, phù sa pha cát bột Từ 0,6 đến 0,8
5. Đất sét Từ 0,8 đến 1,2
CHÚ THÍCH: Số nhỏ dùng cho vùng khô ráo. Số lớn dùng cho vùng ẩm ướt.

7.6    Độ dốc mái đắp của đường thi công lấy theo quy định sau:

  1. a) Vật liệu đắp là đất các loại, độ dốc mái không nhỏ hơn 1,50 (m ³ 1,50);
  2. b) Vật liệu đắp là đá các loại, độ dốc mái không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 16;
  3. c) Nếu mái dốc bị ngập nước, độ dốc mái không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 17;
  4. c) Nếu đường có chiều cao đất đắp trên 6,0 m, chiều cao đá đắp và chiều sâu mực nước ngập lớn hơn các giá trị quy định trong bảng 16 và bảng 17 thì độ dốc mái được xác định thông qua tính toán ổn định mái đường.

Bảng 16 – Độ dốc nhỏ nhất của mái đắp đường khi vật liệu đắp là đá các loại

Cỡ đácm Chiều cao đắpm Phương pháp thi công Độ dốc mái m
25 ≤ 6 Xếp đống 1,35
25 Từ 6 đến 20 Xếp đống 1,50
25 ≤ 20 Đá lớn xếp ở mặt ngoài, xếp chặt 1,00
40 ≤ 5 Đá lớn xếp ở mặt ngoài, xếp chặt 0,75
40 Từ 5 đến 10 Đá lớn xếp ở mặt ngoài, xếp chặt 1,00
Đá sa thạch ≤ 6 Xếp đá lớn, dùng đá nhỏ chèn từng lớp có lu lèn 1,00

Bảng 17 – Độ dốc nhỏ nhất của mái đắp ngập nước

Kích thước vật liệu đắpcm Mực nước ngậpm Độ dốc mái m
1. Đá cứng từ cỡ 25 đến cỡ 40 < 2,0 Từ 1,0 đến 1,5
2. Đá cứng từ cỡ 25 đến cỡ 40 Từ 2,0 đến 6,0 3,5
3. Đá cứng từ cỡ 25 đến cỡ 40 > 6,0 2,0
4. Đất ≤ 6,0 2,0

7.7       Trước khi đắp nền đường thi công phải xử lý tiếp giáp giữa đất đắp và mặt đất tự nhiên. Tùy từng trường hợp cụ thể tại hiện trường thi công, có thể áp dụng biện pháp dẫy cỏ, chặt cây, đào gốc hoặc phải xử lý ổn định nền bằng các biện pháp công trình.

7.8       Tại các vị trí lấy đất đắp nền đường và nơi đổ đất thừa phải đảm bảo không gây tác động xấu đến tuyến đường cũng như ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và kinh tế địa phương.

7.9       Khi thiết kế hệ thống thoát nước chung cho sơ đồ đường thi công công trình thủy lợi ở vùng đồng bằng, phải nghiên cứu hệ thống kênh mương tưới, tiêu để bố trí sơ đồ hệ thống đường thi công phù hợp không làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

7.10     Rãnh dọc bố trí ở mép đường chỉ để thoát nước cho phạm vi diện tích mái đào và mặt đường. Không cho phép để các khe suối có nước thường xuyên chảy trên rãnh dọc. Chiều dài tối đa của từng rãnh dọc là 300 m. Độ dốc rãnh dọc theo quy định sau:

– Độ dốc tối thiểu 0,3 %;

– Độ dốc tối đa theo quy định ở bảng 18;

– Khi độ dốc rãnh dọc vượt quá trị số ghi trong bảng 18 thì phải có biện pháp gia cố rãnh.

Bảng 18 – Độ dốc cho phép tối đa của rãnh dọc

Loại đất đá đào Độ dốc tối đa rãnh dọc %
1. Đất cát chắc, cát bột, á cát, cát lẫn sạn sỏi 3
2. Á sét, sét lẫn sạn sỏi trên 20 % 6
3. Cuội kết, đá ong, diệp thạch, sa thạch mềm 12
4. Đa vôi, granit, sa thạch cứng >12

 

7.11     Rãnh dọc trên nền đất nên thiết kế tiết diện hình thang có đáy rộng 0,4 m, sâu 0,4 m, độ dốc mái phía vai đường lấy bằng 1,0, phía vách núi lấy theo độ dốc mái đào.

7.12     Nếu sườn núi có diện tích hứng nước mưa rộng đổ về mái đường đào thì phải thiết kế rãnh đỉnh. Mép mái rãnh đỉnh phải cách mép mái nền đường đào không dưới 5 m, đáy rãnh có bề rộng tối thiểu là 0,5 m, độ dốc mái của rãnh đỉnh là 1,0, chiều sâu rãnh đỉnh tùy theo lưu lượng nước tính toán mà xác định. Độ dốc rãnh đỉnh lấy theo quy định ở bảng 18.

7.13     Thiết kế rãnh thoát nước từ rãnh đỉnh, rãnh dọc xuống sông suối hay các công trình cầu, cống, hồ chứa nước phải đảm bảo ổn định không gây xói hoặc sạt lở nền đường và các công trình khác.

>> Đào tạo cấp chứng chỉ sử dụng phần mềm
>> Phần mềm thiết kế đường
>> SmartCPM.Net – Giải pháp QLDA cho chủ đầu tư
>> SmartCPM – Phần mềm quản lý dự án
>> SmartBuild Finance – Phần mềm quản lý dòng tiền dự án
>>  Phần mềm quản lý hợp đồng

>> Tạo email tên miền riêng cho các công ty khởi nghiệp
>> Hướng dẫn thiết kế website miễn phí bằng WordPress
>> Top 10 công ty thiết kế web chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2015
>> Top 5 công ty thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp tại Hà Nội
>> CÔNG TY THIẾT KẾ WEBSITE THEO MẪU GIÁ RẺ MEGAWEB: http://megaweb.com.vn TRIỂN KHAI NHANH TỪ 1-3 NGÀY, BÀN GIAO CODE GỐC, TỐI ƯU CHUẨN SEO
>> Xem ngày xây mộ và chọn ngày đẹp tu sửa mộ phần

Bình Luận